Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa cần lưu ý đến những điều gì?

Nhu cầu về sữa đặc biệt là những dòng sữa dành cho trẻ nhỏ đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ về tiêu dùng trên khắp cả nước. Vì vậy, đây chính là cơ hội vàng để bạn bắt đầu kế hoạch của mình. Tuy nhiên sữa là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ mọi thủ tục kinh doanh cần thiết theo đúng quy định của pháp luật hiện tại.

1. Điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh sữa?

Trước khi chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa, bạn cần đáp ứng một số điều kiện kinh doanh sữa sau theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm:

– Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.

– Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.

2. Thủ tục mở cửa hàng sữa kinh doanh

Kinh doanh sữa cần giấy tờ gì? Dù ở nông thôn hay thành phố để chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh sữa, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng sữa

Thành phần hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.


Mở cửa hàng kinh doanh sữa trước tiên cần chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.

– Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.


Các bước mở cửa hàng kinh doanh sữa

Bước 4: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Kinh doanh sữa cần giấy phép gì? Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh sữa thì bạn cần tiến hành xin thêm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào hoạt động. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

– Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.

– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

(Nguồn: https://namvietluat.vn)

>>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh sữa tại Việt Nam đạt hiệu quả cao

3. Lưu ý khi mở cửa hàng sữa

Trước khi làm thủ tục kinh doanh sữa, bạn cần có cho mình một kế hoạch kinh doanh bài bản và điều quan trọng nhất ở đây là tìm kiếm cho mình một đơn vị phân phối hàng hóa uy tín trên thị trường, đảm bảo cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao.

Bắc Nam tự hào là đơn vị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa ngoại hàng đầu tại thị trường Việt Nam với đa dạng các mặt hàng cùng những thương hiệu sữa có tiếng trên toàn thế giới. Đến nay, Bắc Nam đã nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của hơn 5000 khách hàng là các cửa hàng, đại lý trên toàn quốc.

Bắc Nam cam kết:
– Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu chính ngạch, đầy đủ giấy tờ, tem phụ, nhãn mác

– Tối ưu giá cả cho khách hàng và quý đối tác.

– Các chương trình thúc đẩy bán hàng, công nợ tối ưu.

– Đồng hành, hỗ trợ lâu dài cùng đối tác.


Chọn nguồn nhập hàng uy tín vô cùng quan trọng

Đăng ký trở thành đối tác của chúng tôi tại đây