Trẻ bú bình bị sặc sữa: Phải làm thế nào để hạn chế?

Trẻ bú bình bị sặc sữa là tình trạng không hiếm gặp. Nhẹ có thể khiến trẻ nôn trớ, ho sặc sụa nhưng ngược lại sặc sữa nặng lên mũi dễ làm trẻ bị khó thở, tím tái, nguy hơm hơn là ngạt thở. Vì thế, khi cho trẻ bú bình cần được thực hiện đúng cách, đúng tư thế để tránh gặp phải vấn đề này. Nếu mẹ nào chưa biết cách cho con bú bình hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

1. Các bước chuẩn bị khi cho trẻ bú bình

 

Trước khi cho trẻ bú bình mẹ cần đảm bảo các khâu chuẩn bị được sạch sẽ, an toàn.

– Tiệt trùng các dụng cụ bú sữa bằng nước nóng hoặc máy tiệt trùng có sẵn

– Rửa tay thật sạch

– Kiểm tra nhiệt độ bình sữa nhằm đảm bảo sữa không quá lạnh hoặc quá nóng.

– Kiểm tra độ mạnh trên núm ti để biết sữa chảy ra có đều không và có quá mạnh với trẻ hay không.

 

2. Trẻ bú bình không bị sặc

 

Để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn, việc sử dụng sữa công thức trong khẩu phần ăn là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải làm quen với việc bú bình. Thực tế cho thấy, vì đã bú mẹ quen nên việc bú bình không gặp quá nhiều khó khăn với trẻ chủ yếu do nhiều mẹ chưa biết cách cho con bú bình như thế nào là chuẩn nhất nên dẫn đến việc trẻ bú bình bị sặc sữa.

Dưới đây là các bước cho trẻ bú bình đúng cách

 

Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế việc trẻ bú bình bị sặc sữa

 

Trẻ bú bình bị sặc sữa thường đến từ nguyên nhân nằm ti sữa sai tư thế. Tư thế đúng nhất là đặt đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống, giữ bé thẳng lưng, áp vào bụng mẹ, phần đầu tựa vào vai của mẹ, một tay ôm lấy bé, ôm tay cầm nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy đều xuống núm vú. Như vậy bé sẽ dễ hút, nuốt và cũng để sữa trôi xuống dạ dày dễ dàng hơn, tránh bị trào ngược.
Không nên cho trẻ nằm ngửa khi uống sẽ khiến sữa bị đẩy lên mũi vào phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa, khó thở.


Cho trẻ bú đúng cách

 

Bú bình theo nhịp

 

Nếu tư thế đã đúng mà tình trạng trẻ bú bình bị sặc sữa vẫn diễn ra thì nguyên nhân là do bé bú bình chưa theo nhịp. Lúc này mẹ chỉ cần kiểm soát tốt dòng sữa từ núm ti chảy ra đều đặn là bé sẽ tự bú theo nhịp đúng cách.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian bú bình nên có khoảng thời gian cho bé nghỉ để bé không cảm thấy bị ngán sữa. Bên cạnh đó, giữa mỗi lúc nghỉ, mẹ có thể nhẹ nhàng xoa lưng để bé ợ hơi. Hoặc luân phiên đổi bên để tránh mỏi tay đồng thời tập cho bé thói quen bú thuận cả hai bên.

Ngoài ra, khi bé khóc, bé rất khó bú bình chuẩn, không chịu ngậm và ti nên thay vì tiếp tục cho bé uống hãy dỗ bé nín khóc, ổn định lại và tiếp tục cho bé ăn.

 

Trẻ bú bình bị sặc sữa hay thay đổi kích thước núm vú phù hợp

 

Nguyên nhân trẻ bú bình bị sặc sữa có thể do sai kích thước của núm. Vì thế hãy bắt đầu lựa chọn cho con từ những núm vú nhỏ, giọt ra từ từ, không nên chọn những núm vú quá to, sữa chảy ra với tốc độ nhanh và nhiều, trẻ sẽ không nuốt kịp và gây ra sặc sữa. Tốt nhất bạn nên quan sát tình trạng của con khi bú bình để chọn được một loại núm vú phù hợp nhất.


Tránh để trẻ bị sặc sữa bằng cách lựa chọn kích thước núm ty phù hợp

 

Thao tác cho trẻ bú bình bị sặc sữa

 

Dùng lực nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé, cọ nhẹ lên môi để kích thích bé mở miệng ngậm ti, không nên cho thẳng núm vào miệng.
Khi bé nghĩ giữa giờ hoặc đã uống xong, mẹ từ từ hạ bình xuống dưới để núm vú chạm vào môi dưới của trẻ, giúp ngăn sữa chảy ra.

 

Giữ bình sữa

 

Nhiều mẹ có thói quen để bình sữa cho con tự cầm hoặc nhờ đến sự trợ giúp từ các vật dụng. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ.
Vì thế dù bận bịu, mẹ cũng nên giữ bình cho bé bú hoặc có người quan sát bên cạnh để có thể kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

 

3. Cách giải quyết khi trẻ bị sặc sữa

 

Biết cách xử trí khi trẻ bú bình bị sặc sữa là rất cần thiết để kịp thời đưa trẻ về trạng thái an toàn, tránh để xảy ra trường hợp nguy hiểm hơn.

– Giữ trẻ trong tư thế nằm úp, đầu cúi xuống thấp hơn thân, vỗ 5 cái liên tiếp vào giữa hai xương bả vai. Sau đó nhẹ nhàng lật ngược bé lại xem tình trạng trẻ ra sao. Nếu vẫn chưa hồi phục, hãy tiếp tục làm bước sơ cứu sau. Giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, đặt 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào giữa ngực trẻ và ấn xuống phần xương ức để đẩy hết không khí ra khỏi phổi.

– Nếu trẻ vẫn khó thở, hãy tìm những vật dụng có thể hút hết sữa từ miệng và mũi cho trẻ hoặc người cấp cứu dùng miệng trực tiếp để hút.

– Trẻ chưa thể trở lại an toàn khi đã sơ cứu tại nhà, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong quá trình đưa bé đến bệnh viện, phải tiếp tục thực hiện các bước trên.

>>>Xem thêm: Cách nhận biết bé bú đủ sữa mẹ 


Xử trí khi trẻ bú bình bị sặc sữa

Mong rằng với những thông tin trên, mẹ đã có thể hạn chế được tình trạng trẻ bú bình bị sặc sữa nguy hiểm này.

*Thông tin sưu tầm*