Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thừa cân béo phì, mẹ cần biết

Trẻ bị thừa cân béo phì là tình trạng rất dễ xảy ra trong giai đoạn bé đang có sự phát triển mạnh mẽ. Vì thế một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng là rất quan trọng, vừa giúp trẻ giảm xuống mức cân nặng thích hợp nhất, vừa đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho mẹ một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho những trẻ bị thừa cân béo phì, mẹ nên áp dụng.

 

1. Trẻ bị thừa cân béo phì do đâu?

 

Kết quả của Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị thừa cân béo phì tăng nhanh báo động trong vòng 10 năm trở lại từ 2010 – 2020, từ con số 8,5% vào năm 2010 tăng lên thành 19% vào năm 2020. Vậy nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ là do đâu?

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Trẻ ăn không kiểm soát các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, đường và chất béo như bánh kẹo, nước ngọt có gas, các loại đồ ăn nhanh,…….Đặc biệt là ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Trẻ lười vận động: Thói quen lười vận động của trẻ có thể đến từ việc ba mẹ ít cho con ra ngoài tập thể dục, chơi các môn thể thao có lợi. Ngoài ra, sự phát triển của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…..cùng với các trò chơi, nội dung hấp dẫn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ lười vận động. Nạp quá nhiều năng lượng mà không tiêu hao được sẽ tích tụ thành mỡ gây thừa cân, béo phì.

– Do di truyền: Những trẻ có bố mẹ bị thừa cân, béo phì thì khả năng trẻ cũng được di truyền điều này.

– Các bệnh lý liên quan: Nếu trẻ mắc phải các bệnh, đặc biệt liên quan đến nội tiết như suy giáp, cường năng tuyến thượng thận, tuyến yên,…..cũng là nguy cơ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.


Trẻ bị thừa cân béo phì do rất nhiều nguyên nhân

 

2. Trẻ bị thừa cân béo phì gây ra hậu quả gì cho cơ thể

 

Trẻ bị thừa cân béo phì không khỏe mạnh hơn mà còn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý. Vậy đâu là tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ?

– Trẻ đi lại mệt mỏi, thở khó khăn

– Ở giai đoạn dậy thì trẻ sẽ phát triển sớm hơn bạn bè cùng trang lứa nhưng sẽ ngừng sự phát triển đó sớm. Cho đến tuổi trưởng thành, trẻ sẽ thấp bé hơn.

– Tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, rối loạn lipid máu

– Tai biến mạch máu não

– Bệnh xương khớp gây đau ở các chi

– Ảnh hưởng tâm lý do trẻ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu h

 

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị thừa cân béo phì

 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý chính là nguyên nhân chính gây ra thừa cân béo phì. Do đó, cần một chế độ ăn uống khoa học hơn để trẻ ít phải tiếp nhận các chất tích tụ gây mỡ dư thừa. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thừa cân, béo phì tốt nhất sẽ như sau:

 

Trẻ bị thừa cân béo phì không nên ăn đêm

 

Tuyệt đối không cho trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối vì việc tiêu thụ nhiều calo hơn một ngày sẽ dẫn đến thừa cân. Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày 5 – 6 bữa và ăn đa dạng các loại thực phẩm khác trong bữa chính sẽ giảm cảm giác đói, thèm ăn.
Ngoài ra, vào buổi tối nếu trẻ vẫn cảm thấy đói, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, ít calo.

 

Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo

 

Trẻ bị thừa cân béo phì nên hạn chế tối đa ăn đồ dầu mỡ như các món chiên, xào,….thay vào đó các món luộc, hấp, kho sẽ tốt hơn.

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm không lành mạnh gây béo phì

 

Cung cấp lượng đạm cần thiết

 

Đạm cũng là một nguyên nhân gây ra béo phì nhưng đó là khi đạm được nạp quá nhiều. Vẫn là một chất cần thiết cho cơ thể nên mẹ hãy đảm bảo cho con một lượng đạm vừa đủ như sau:

– Từ 1 – 3 tuổi: 13g mỗi ngày

– Từ 4 – 8 tuổi: 19g mỗi ngày

– Từ 9 – 13 tuổi: 34g mỗi ngày

 

Khuyến khích trẻ ăn thật nhiều rau xanh

 

Ngay khi bé có thể ăn dặm, mẹ nên tập cho bé thói quen ăn thật nhiều rau xanh. Chúng cung cấp một lượng vitamin rất tốt cho cơ thể như vitamin A, B, C, chất xơ, kali,……làm giảm khả năng béo phì.


Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị thừa cân béo phì từ rau xanh

 

Trẻ bị thừa cân béo phì vẫn nên cho con uống đủ sữa

 

Nhiều mẹ cho rằng sữa chính là tác nhân chính khiến con bị béo phì, nên trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày sữa bị cắt giảm hoàn toàn. Điều này là sai vì trong sữa có chứa các thành phần như canxi, protein, đạm whey, lactose,……rất tốt cho sự phát triển toàn diện của con mà các loại thực phẩm khác không có đủ để cung cấp. Nếu muốn con không tăng cân, béo phì mẹ nên chọn các loại sữa không béo, ít đường là thích hợp nhất.

Đối với trẻ bị thừa cân béo phì một chế độ ăn uống, nạp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng vì thế ba mẹ cần đặc biệt chú ý. Một điều nữa là tránh việc giảm cân cấp tốc cho trẻ khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất cần thiết, mệt mỏi, suy kiệt, biếng ăn lâu dần dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm.

>>>Xem thêm: Xây dựng chế độ ăn cân bằng cho trẻ 

*Thông tin sưu tầm*