Dấu hiệu “cảnh báo” cơ thể bạn đang thiếu dinh dưỡng

Vì sao chúng ta lại phải bổ sung các chất dinh dưỡng? Đơn giản vì chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe theo cả hai hướng tiêu cực và tích cực. Chắc chắn nếu được bổ sung đầy đủ, sức khỏe sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất, ngược lại nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể yếu ớt hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu dưỡng chất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

 

1. Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: Rụng tóc

 

Rụng tóc có thể coi là hiện tượng khá phổ biến mà ai cũng sẽ gặp phải đặc biệt là nữ giới. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy tóc của mình rụng quá nhiều hơn mức bình thường nhất là sau khi thức dậy hoặc gội đầu xong có thể gom tóc thành một chùm lớn có thể biểu hiện cho việc cơ thể thiếu đi lượng sắt, kẽm, canxi cần thiết.

Trong khi canxi giúp tóc khỏe mạnh, thì sắt và kẽm lại đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tóc. Do đó, nếu thiếu 1 trong 3 chất này, rõ ràng tình trạng rụng tóc sẽ xảy ra với tần suất “dày đặc”.


Rụng tóc là một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu dinh dưỡng

 

2. Da và môi bị khô

 

Da và môi bị khô thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm thời tiết hanh khô. Nhưng nếu không phải lý do thời tiết mà da và môi của bạn luôn khô rát dù đã sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính chất cấp ẩm thì có thể da của bạn đang thiếu dinh dưỡng là vitamin A.

Đối với da, vitamin A sẽ phát huy khả năng thúc đẩy sản xuất các tế bào mới khỏe mạnh và duy trì lớp màng bảo vệ da từ đó giúp da không bị khô, ráp và bong tróc. Ngoài ra Vitamin A còn mang đến những tác dụng tuyệt vời khác như ngăn ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, giúp da sáng và đều màu, ngăn ngừa quá trình sản xuất dầu bã nhờn gây mụn,…..

 

3. Vết bầm tím trên da do thiếu dinh dưỡng

 

Dù không có va chạm nào nhưng bạn lại phát hiện cơ thể xuất hiện những vết bầm tím ở bất cứ vị trí nào rất có thể bạn thiếu đi 2 dưỡng chất quan trọng là collagen và vitamin C. Với collagen, chúng có vai trò gắn kết các mô, cơ quan, đặc biệt là các tế bào da lại với nhau. Vitamin C lại là yếu tố cần thiết đối với sự hình thành các sợi collagen. Nếu bạn bị thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và hoạt động của collagen và từ đó tăng nguy cơ xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da.


Cơ thể thiếu dinh dưỡng có thể xuất hiện các vết bầm tím

4. Hình dáng, màu sắc móng tay thay đổi

 

Màu sắc móng tay của bạn có thể là biểu hiện cơ thể thiếu dinh dưỡng cụ thể là thiếu sắt, lúc này bạn có thể quan sát thấy sự thay đổi rõ rệt khi móng tay trở nên mềm hơn, không thẳng mà võng xuống, hình dạng giống như cái thìa, màu sắc móng không còn hồng hào mà thường xuyên có màu thâm tím nhẹ.

Hình dạng và màu sắc móng tay thay đổi còn “cảnh báo” dấu hiệu của bệnh huyết sắc tố – xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt. Tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

5. Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân

 

Khi ăn uống thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, uể oải, thiếu ngủ không rõ nguyên nhân hoặc thường xuyên làm việc, hoạt động trong trạng thái thiếu năng lượng chính là những biểu hiện rõ ràng nhất.

Vậy trong trường hợp này bạn thiếu dinh dưỡng nào? Câu trả lời là dù bạn thiếu hụt dinh dưỡng nào, đặc biệt là vitamin D thì cơ thể cũng sẽ phản ứng và phát tác các dấu hiệu này ra bên ngoài. Vậy nên hãy đảm bảo luôn cung cấp đủ và cân bằng được các vitamin cần thiết.


Cơ thể mệt mỏi

 

6. Chốc mép

 

Ban đầu chốc mép (lở mép) chỉ xảy ra một bên sau đó lan ra bên còn lại của khóe miệng và trở thành những vết loét gây đau đớn. Trong một khoảng thời gian dài nếu tình trạng này không có sự cải thiện, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, nhiễm trùng khác.

Chốc mép cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do nước bọt bị đọng lại, do nấm nấm Candida albicans gây ra và cuối cùng do thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B (ví dụ như riboflavin).

 

7. Huyết áp thấp có thể do thiếu dinh dưỡng

 

Khá nhiều nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp của bạn không ở mức ổn định là 120/80 mmHg mà giảm xuống còn 90/60 mmHg hoặc thấp hơn nữa. Một trong số đó do thiếu vitamin B12 và folate dẫn đến thiếu máu và gây hạ huyết áp.

Hãy bổ sung ngay thực phẩm giàu vitamin B12 như: trứng, thịt, cá, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa…và các thực phẩm giàu folate bao gồm: măng tây, đậu, trái cây họ cam quýt, rau xanh, trứng, gan…để cải thiện chỉ số huyết áp và đưa chúng về mức cân bằng nhất cho cơ thể.


Huyết áp không ổn định

Nếu không muốn gặp một trong bất cứ tình trạng sức khỏe nào như trên, hãy cố gắng cải thiện việc thiếu dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ khác trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, kết hợp với việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

>>>Xem thêm: Cách rèn luyện sức khỏe mỗi ngày

*Thông tin sưu tầm*