Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu nào?

Hệ tiêu hóa là một bộ phận cực kỳ quan trọng và cần được đảm bảo trạng thái luôn khỏe mạnh đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ vì ở nơi đó thức ăn sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng cơ thể và đóng góp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Kết quả của một hệ tiêu hóa kém, trẻ không chỉ khó tăng trưởng mà còn dễ gặp chứng rối loạn tiêu hóa – tình trạng rất cần được điều trị và phòng ngừa từ sớm, đặc biệt với những trường hợp đặc biệt cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết.

1. Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa cần thăm khám – Trẻ nôn trớ nhiều

Nôn trớ có thể coi là một hiện tượng phổ biến ở trẻ, đa phần vì hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời và còn nhiều nguyên nhân khác gây nên như mẹ cho bú sai cách, ho quá nhiều, ăn quá nhiều, khóc quá nhiều, hoạt động mạnh trong bữa ăn, căng thẳng hoặc lo lắng,……

Nhưng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ này sẽ cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay nếu ba mẹ thấy trẻ nôn nhiều hơn 2 – 3 lần trong một ngày, có máu hoặc mật trong chất nôn, thậm chí kèm theo những dấu hiệu khác như

– Sốt, tiêu chảy hoặc mất nước

– Đi tiểu giảm

– Môi khô

– Giảm năng lượng

– Mệt mỏi

– Không chịu ăn uống

Bởi trong trường hợp này trẻ có thể nôn trớ còn do nguyên nhân mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm ruột thừa và tắc nghẽn đường ruột.


Trẻ nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

2. Đi ngoài phân sống

Trẻ đi ngoài phân sống có nghĩa là trẻ ăn cái gì thì sẽ đi ngoài ra các thức ăn không thể tiêu hóa được đó. Chính xác trẻ đi ngoài phân sống thuộc một trong những biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa hay loạn khuẩn đường ruột – xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, lượng hại khuẩn quá lớn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong cơ thể không được hấp thụ hết.

Gây ra tình trạng này có thể do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, cách thức chế biến đồ ăn không phù hợp từ ba mẹ, chế độ ăn uống thiếu khoa học, môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh,……Nếu muốn cải thiện tình trạng này ba mẹ cần xem xét và thay đổi tất cả các nguyên nhân gây ra việc trẻ đi ngoài phân sống

Tuy nhiên trong trường hợp phân sống kèm theo chất nhầy và phân lỏng, trẻ đi ngoài liên tục, phân lẫn với máu thì ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám sớm vì nó bắt đầu khiến trẻ dần suy dinh dưỡng, chậm lớn, ăn uống kém và bên cạnh đó còn báo hiệu tình trạng nguy hiểm hơn như bệnh lý nội tiết, tuyến giáp, đái tháo đường,…..

3. Táo bón – dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp

Mọi nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa với dấu hiệu táo bón bao gồm: Căng thẳng khi tập ngồi bô, chế độ ăn ít chất xơ, thiếu nước, không thường xuyên vận động, trẻ mắc hội chứng ruột kích thích, thói quen nhịn đi cầu hoặc do tác dụng của một số loại thuốc,…..

Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp cải thiện táo bón nhưng tình trạng của con vẫn không giảm thậm chí còn có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:

– Chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài trên 1 tuần, kèm theo chướng bụng

– Trẻ bị nôn mửa, sốt, bụng đau dữ dội đặc biệt là khi vận động hay vặn mình

– Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc

– Trong phân có lẫn máu.

Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.


Táo bón xảy ra ở trẻ rất nhiều

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng khi xuất hiện thêm các dấu hiệu sau, ba mẹ cũng cần chú ý để đưa trẻ đi thăm khám ngay trước khi bệnh gây ra những tình trạng nguy hiểm hơn cho sức khỏe và tăng trưởng ở trẻ. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa này với tình trạng nguy hiêm hơn như sau:

– Nôn nhiều lần, nôn ra máu

– Tiêu chảy, tiêu máu

– Chậm tăng cân

– Trẻ quấy khóc kéo dài hơn hai giờ

– Bỏ ăn, bỏ uống

– Trẻ dưới ba tháng tuổi bị nôn dữ dội sau mỗi lần bú

– Trẻ lừ đừ, cảm giác “không khỏe”

– Nôn nhiều lần, đặc biệt là nếu nôn ra máu hoặc trẻ bị sụt cân

– Thường xuyên bị ợ nóng hoặc đau ở vùng giữa ngực, cổ họng

– Đau hoặc khó nuốt (ví dụ: cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng)

– Các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho mãn tính hoặc khàn giọng


Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Trong khi có những biểu hiện của các chứng rối loạn tiêu hóa mà ba mẹ có thể tự giải quyết thì cũng có thêm những biểu hiện khác mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý nhằm đưa trẻ đến tham khám bác sĩ ngay.

>>>Xem thêm: Bật mí cho mẹ những loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ

*Thông tin sưu tầm*