Khi nào trẻ ngủ qua đêm không thức? Đặc điểm giấc ngủ của trẻ

Ngấc ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi khác rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Trẻ có thể ngủ từ 16 – 17 tiếng mỗi ngày nhưng không kéo dài quá 4 giờ đó là lý do vì sao trẻ ngủ qua đêm ít và thường tỉnh giấc thường xuyên. Vậy khi nào mới chấm dứt được tình trạng này?

 

1. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ trong tuần đầu mới sinh

 

Đồng hồ sinh hoạt giấc ngủ của trẻ mới sinh sẽ chưa có giờ ngủ lý tưởng và thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Dù mệt mỏi khi phải thức dậy thường xuyên cùng bé suốt nhưng trong tháng đầu tiên mẹ hãy cố gắng vì khoảng thời gian này bụng của trẻ rất nhỏ và cần được ăn thường xuyên để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

4 – 5 giờ sau khi trẻ ngủ hoặc từ lần bú cuối cùng nếu trẻ chưa có dấu hiệu đói và thức dậy, mẹ có thể đánh thức bởi trẻ sẽ cần sữa mẹ ít nhất bốn giờ đồng hồ một lần trong những tuần đầu tiên này.

Nhưng tuyệt đối không nên đánh thức trẻ dậy quá mạnh khiến những lần sau trẻ ngủ đêm hay giật mình và khóc sẽ khó cho ăn hơn. Thay vào đó mẹ có thể để trẻ dậy tự nhiên bằng cách thay tã hoặc xoa bóp một chút cho lưng, bụng hoặc chân.

Ngoài ra trẻ ngủ đêm không sâu giấc có thể do một số nguyên nhân như tã ướt, trẻ khó chịu bụng, nơi ngủ không sạch khiến trẻ ngứa ngáy,……Đồng thời khi cho con bú mẹ hãy kiểm tra bé một cách kỹ lưỡng hơn để đảm bảo các yếu tố này không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tuy ngắn nhưng cần thiết của bé.


Đặc điểm giấc ngủ của trẻ

 

2. Luyện cho trẻ ngủ qua đêm nhanh chóng

 

Cho trẻ ngủ qua đêm để thiết lập một giấc ngủ lành mạnh hơn cho trẻ, khi được khoảng 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm. Tuy nhiên thời gian này cho đến khi đạt 3 tháng tuổi đôi khi trẻ dậy đêm để bú nên mẹ có thể thức dậy trước 1h sáng để cho bé bú. Mẹ yên tâm là sau 3 tháng, dạ dày của trẻ lớn hơn và có thể nạp đủ dinh dưỡng nên sẽ không còn thấy đói đêm nữa.

Để luyện cho trẻ ngủ qua đêm nhiều, mẹ cần:

– Không cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày

– Để trẻ không ngủ ngày, mẹ có thể chơi nhiều hơn với trẻ

– Buổi sáng không nên cho trẻ ngủ quá 8h

– Theo dõi dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ như dịu mắt, ngáp ngủ, mắt lim dim. Lúc này hãy bế trẻ lên giường ngay.

– Không nên cho con vận động, cười đùa quá nhiều trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy kể chuyện, massage để con dễ ngủ hơn

– Đừng cho trẻ ăn quá no vào buổi tối có thể khiến trẻ tức bụng, đầy hơi, khó chịu.

– Không cần cho trẻ lên giường ngủ quá sớm và khi đã quá giấc

– Giữ nhiệt độ phòng phù hợp để trẻ không quá lạnh, hoặc không quá nóng.

– Hãy dành sự quan tâm, vỗ về từ mẹ để trẻ yên tâm khi ngủ

Khoảng thời gian từ 21h – 23h chính là “thời điểm vàng” để ba mẹ tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đúng giấc


Làm thế nào để trẻ ngủ qua đêm ngon

>>>Xem thêm: Bí kíp rèn trẻ tự ngủ xuyên đêm không cần ba mẹ

 

3. Không cho trẻ ngủ qua đêm gây ra những ảnh hưởng gì?

 

Hormone tăng trưởng của trẻ phát triển mạnh nhất. Vậy nên trẻ ngủ qua đêm đầy đủ và thườn xuyên sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn trong tương lai. Nếu trẻ thức khuya nhiều sẽ dễ mắc phải các tình trạng sau:

– Chậm phát triển chiều cao

– Suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh vặt thường xuyên.

– Mệt mỏi vào ban ngày nên trẻ khó có thể vận động tốt từ đó thể chất kém hơn các bạn

– Có nguy cơ tăng huyết áp, dẫn đến tăng nhịp thở và nhịp tim, gây ra các tổn thương cho tim.

– Tăng nguy cơ gây béo phì

– Mắt bị khô, đau nhức do không ngủ được ảnh hưởng đến thị lực sau này

– Trí não phát triển chậm.

Không cho trẻ ngủ qua đêm gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết khi nào trẻ ngủ qua đêm mà không còn thức dậy nữa. Nhưng trong suốt thời điểm lớn lên sau này, các kỹ năng ngủ mà trẻ phát triển từ bây giờ sẽ tạo “tiền đề” cho thói quen ngủ khi chúng lớn hơn. Vì thế mẹ hãy chủ động giúp bé hình thành các thói quen ngủ tốt, ngủ đều đặn và lịch trình ngủ nhất quán.

*Thông tin sưu tầm*