TRẺ SINH NON, SINH THIẾU THÁNG CHĂM SÓC CÓ KHÓ KHĂN KHÔNG?

 

Trẻ sinh non không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên những trẻ sinh non sẽ có cơ thể yếu ớt hơn những trẻ được sinh thường, sinh đúng ngày vì thế mà cách chăm sóc cũng cần được chú ý hơn, cẩn thận hơn bao giờ hết. Vậy phải chăm sóc trẻ sinh non như thế nào để trẻ bắt kịp được đà tăng trưởng cho mai sau?

 

1. Thế nào là trẻ sinh non?

 

Một đứa trẻ được coi là sinh đủ ngày đủ tháng, đúng dự đoán thường sẽ vào khoảng tuần thứ 40 hoặc sớm hơn là tuần thứ 39, 38. Nhưng nếu trẻ được sinh vào tuần thứ 37 trở xuống gọi là sinh non, sinh thiếu tháng.

Trẻ sinh non, mọi thứ chưa được phát triển một cách hoàn thiện nhất nên dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe từ thấp đến nghiêm trọng. Nhưng hầu hết đặc điểm của trẻ sinh non sẽ như sau:

– Cân nặng thấp cụ thể là dưới 2500 gr.

– Dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết,…

– Dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch còn khiếm khuyết, chưa hoàn thiện

– Dễ gặp các bệnh về hô hấp như viêm phổi mạn tính, mắc bệnh màng trong, xuất hiện các cơn ngưng thở,…

– Nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng cao.

– Chức năng thận yếu, dễ bị mất nước, rối loạn điện giải.

– Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên khi ăn dễ bị tiêu chảy, ăn uống kém hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như teo thực quản, teo ruột non, thủng dạ dày, tắc tá tràng,…

– Chậm tăng cân và phát triển chiều cao sau này

– Võng mạc chưa phát triển đầy đủ nên khả năng nhìn kém, rất mờ

 

2. Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào?

 

Trẻ sinh non trong giai đoạn đầu sẽ được chăm sóc tại bệnh viện với đội ngũ y bác sĩ. Khi trẻ đạt được một số mốc tăng trưởng ổn định nào đó như cân nặng tăng, hô hấp ổn định, bú tốt,……..trẻ đã có thể an toàn xuất viện, nhưng lúc này ba mẹ cần phải nắm rõ những cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà để đảm bảo trẻ vẫn có được sự phát triển tốt nhất.

 

Theo dõi trẻ thường xuyên

 

Trẻ sinh non tại bệnh viện thường được nuôi trong lồng ấp nên khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ kém thích nghi hơn nên vẫn dễ mắc phải các bệnh. Vì thế, trẻ vẫn cần sự theo dõi sát sao của ba mẹ, hãy kiểm tra nhịp thở, màu sắc da, tri giác, thân nhiệt,…thường xuyên. Nếu có bất cứ sự thay đổi bất thường nào cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

 

Cho trẻ sinh non ăn uống

 

Ở bệnh viện trẻ bổ sung dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch nhưng khi được chuyển về nhà nên cho trẻ sinh non ăn gì. Với trẻ, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của trẻ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi, đẩy lùi nguy cơ bị nhiễm trùng.

Một ngày hãy cho trẻ bú khoảng 8 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng với lượng sữa trung bình ngày thứ nhất là 60 ml/kg/ngày, ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày, ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày và các ngày tiếp theo bổ sung 140 – 160 ml/kg/ngày.

Nếu mẹ không có đủ sữa để cung cấp cho bé hãy bổ sung qua một số sản phẩm như chế phẩm từ sữa mẹ, vitamin bổ sung hoặc tốt nhất là sữa công thức dành cho trẻ sinh non, tiêu biểu có thể kể đến dòng Sữa bột Aptamil Profutura Duoacvance Pre Bạc Đức . Được đặc chế riêng cho bé sinh non giúp các bé có sức khỏe vững và bắt kịp đà tăng trưởng với các bạn sinh đủ tháng.


Chăm sóc trẻ sinh non

 

Cho trẻ sinh non ngủ đủ giấc

 

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non vì nó có thể gây ra ảnh hướng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể cũng như tâm lý của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sinh non đúng cách là cho trẻ ngủ tối thiểu khoảng 16 – 20 giờ/ngày, mỗi giấc không được quá 4 giờ. Khi ngủ, cần đảm bảo phòng ốc, chăn, nệm, gối phải thật sạch sẽ. Tạo không gian yên tĩnh cho bé dễ ngủ. Ngoài ra, hãy cho trẻ mặc những đồ thoáng mát, rộng rãi để tạo sự thoải mái, dễ chịu, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tác động đến chất lượng giấc ngủ.

>>>Xem thêm: Tác hại khi trẻ ngủ không đủ giấc 

 

Tiêm phòng đầy đủ

 

Mũi tiêm phòng đầu tiên cho trẻ là viêm gan siêu vi B (VGSV B) và lao (BCG). Trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh trên 2.000 gram sẽ được tiêm phòng sớm trước khi xuất viện. Còn trẻ có cân nặng nhỏ hơn 2.000 gram sẽ được tiêm phòng lúc trẻ đã đạt số cân nặng này hoặc trên 2 tháng tuổi.

Ngoài ra, còn một số các mũi tiêm khác mà trẻ cần phải được chích ngừa đúng theo lịch tiêm, mũi tiêm và phải theo đúng số tháng tuổi.


Chăm sóc trẻ sinh non đúng cách

 

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

 

Làn da của trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non nói riêng đều khá mỏng manh , nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi vệ sinh cá nhân mẹ cần phải đặc biệt lưu ý về cách tắm cũng như sữa tắm cho bé.

Tắm cho trẻ sinh non ít nhất 3 – 4 lần/tuần bằng khăn mềm với nước sạch đủ ấm, không nóng, khoảng 37 – 38 độ C và sữa tắm “pH trung tính”.

 

Áp dụng phương pháp kangaroo cho trẻ sinh non

 

Phương pháp kangaroo hay còn gọi da kề da là một phương pháp chăm sóc trẻ được rất nhiều chuyên gia khuyến khích ba mẹ thực hiện.

Hãy tưởng tượng giống như kangaroo mẹ và con. Lúc này, ba mẹ không cần cho trẻ mặc quần áo, chỉ cần mặc tã sau đó đặt bé nằm úp lên ngực trần của bố và mẹ. Đầu quay về một phía, tai bé áp vào tim bố hoặc mẹ. Nhưng hãy lưu ý là hãy để nhiệt độ phòng thích hợp, không nên quá lạnh.

Phương pháp này sẽ giúp:

– Tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và con

– Điều hòa thân nhiệt, ổn định nhịp tim và nhịp thở.

– Ít quấy khóc, ngủ ngon hơn.

– Có những tác dụng tốt với sức khỏe.

Chăm trẻ sinh non với phương pháp kangaroo

Chăm sóc trẻ sinh non cần sự kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận từ ba mẹ, có như thế trẻ mới có thể tăng trưởng, phát triển bình thường theo đúng giai đoạn cũng như tránh được các loại bệnh không tốt cho sức khỏe.

*Thông tin sưu tầm*