Các thuật ngữ xuất nhập khẩu thông dụng cần phải biết

thuat-ngu-xuat-nhap-khau-quan-trong-the-nao

Không ít người khi mới bước chân vào ngành xuất nhập khẩu đều làm vào cảnh “tẩu hỏa nhập ma” vì có quá nhiều thuật ngữ trong ngành. Vì vậy, trong bài viết hôm nay Bắc Nam sẽ cùng bạn làm rõ những thuật ngữ xuất nhập khẩu.

Thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng thế nào?

Thể hiện tính chuyên nghiệp

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thường xuyên làm việc với các khách hàng, đối tác nước ngoài cũng như cơ quan chuyên môn. Việc trao đổi trực tiếp về chứng từ, giấy tờ, email cùng các dịch vụ liên quan khác cũng được thực hiện tần suất nhiều. Vì thế, khi dùng thuật ngữ trao đổi với các bên sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, nhanh chóng nắm bắt thông tin trao đổi với khách hàng.

Đảm bảo tính chính xác

Sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia đôi khi gây ra sai sót trong quá trình giao dịch. Tất nhiên, sẽ không một doanh nghiệp nào muốn mắc phải những sai sót này để chịu những hậu quả, tranh chấp mất thời gian, uy tín và quyền lợi của doanh nghiệp. Do đó, nắm rõ chính xác những thuật ngữ xuất nhập khẩu cũng giúp ích cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu, đảm bảo mức độ chính xác.

Nhanh chóng và thuận tiện thực hiện thủ tục hơn

Khi cả hai bên nắm rõ chính xác thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu thì cả hai bên sẽ thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn các một cuộc giao dịch. Các hợp đồng, giấy tờ xử lý rõ ràng và trở nên đơn giản hơn.

Chủ động và tiết kiệm

Trong trường hợp, ban lãnh đạo hoặc nhân viên của một doanh nghiệp không hiểu rõ những thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu thì họ bắt buộc phải thuê dịch vụ thông dịch viên bên ngoài để thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch và soạn thảo hợp đồng.

Những điều trên sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí và khó khăn trong việc chủ động mọi lúc. Đặc biệt, mức độ chính xác và tin cậy của thông tin cũng khó kiểm soát. Vậy nên, các doanh nghiệp nhập khẩu cần có một đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức chuyên ngành. Từ đó giúp linh động giải quyết công việc và tiết kiệm chi phí.

thuat-ngu-xuat-nhap-khau-quan-trong-the-nao
Thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng thế nào?

Góc độ cá nhân

Thị trường xuất nhập nhập khẩu ngày càng sôi động và phổ biến. Đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong công việc của các nhân viên. Đồng thời, họ cũng phải nắm vững các thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu. Những cá nhân có chuyên ngành giỏi có lợi thế cạnh tranh cao hơn và được đánh giá tốt khi nộp CV vào các công ty mong muốn.

Các thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Hàng đi air và đi cont

Hàng air là sản phẩm được mua và vận chuyển bằng máy bay quốc tế chuyên chở hàng. Vận chuyển sản phẩm nhập khẩu bằng giải pháp đường hàng không chi phí thường cao (khoảng $12-$15/kg chưa bao gồm phụ phí hải quan). Nhưng lựa chọn vận chuyển theo đường này lại có điều kiện vận chuyển tốt, ổn định nhiệt độ nên giữ nguyên được chất lượng sản phẩm. Thời gian các sản phẩm nhập khẩu từ Úc về Việt Nam khoảng 10-15 ngày.

Hàng cont là hàng hóa được mua và nhập khẩu về Việt Nam bằng cách xếp vào từng pallet, đóng vào container để vận chuyển theo đường bộ hoặc đường biển. Mục đích chính nhằm thông qua đường hải quan trực tiếp đem hàng về nước. Mức chi phí của hình thức vận chuyển này thấp hơn so với đường bay. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn nhiều thời gian vận chuyển, trung bình từ 2-3 tháng. Ngoài ra, chất lượng hàng hóa có thể ảnh hưởng do nhiệt độ trong cont rất nóng. Đôi khi vướng mắc tại hải quan cũng làm thời gian bị chênh lệch lâu hơn.

hang-di-air-va-di-cont
Hàng đi air và đi cont

Tem phụ 

Tem phụ sản phẩm cũng là một thuật ngữ xuất nhập khẩu. Đây là loại tem nhãn thể hiện nội dung hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Tem phụ còn có tác dụng giúp các doanh nghiệp phân phối hàng nhập khẩu tạo dựng thương hiệu và uy tín với người tiêu dùng. Đối với quá trình nhập khẩu và phân phối các loại hàng hóa nhập khẩu như thực phẩm chức năng, rượu, đồ dùng điện tử,… tem phụ có ảnh hưởng rất nhiều.

Theo nghị định 43/2017/NĐ-CP, các loại nhãn phụ, tem nhãn hàng hóa phải thể hiện nội dung bắt buộc được dịch từ ngôn ngữ gốc của sản phẩm sang tiếng Việt.

tem-phu
Tem phụ

Hàng chính ngạch và hàng xách tay

Hàng chính ngạch là hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam, tuân thủ các thủ tục và quy định của pháp luật. Được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép lưu thông và thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Hàng xách tay là các sản phẩm được mua và vận chuyển theo hình thức mua tại các cửa hàng nước ngoài, sử dụng đường hàng không để mang về nước. Lựa chọn hàng xách tay, người tiêu dùng có thể mua phải hàng giả, hàng nhái vì sản phẩm chỉ có thể chứng minh bằng hóa đơn mua hàng.

hang-chinh-ngach-va-hang-xach-tay
Hàng chính ngạch và hàng xách tay

Trên đây là các thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Hy vọng qua bài viết người tiêu dùng cũng hiểu được khái niệm để mua hàng đảm bảo chất lượng hơn. Bắc Nam luôn tự hào là đơn vị phân phối hàng nhập khẩu đúng với tiêu chí hàng chính hãng, chính ngạch và đầy đủ giấy tờ, tem phụ.

Xem thêm:

Sai lầm khi chọn sữa kinh doanh nhà bán hàng nên biết

Sữa Aptamil nhập khẩu và nội địa khác nhau như thế nào?