Vì hệ tiêu hóa còn non yếu nên trẻ nhỏ thường dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,… Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Nhằm giúp mẹ hiểu rõ hơn về rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bài viết của Bắc Nam dưới đây sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích.
Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ em?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt cơ vòng trong hệ tiêu hóa một cách bất thường, gây ra hiện tượng đau bụng và xảy ra những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Mặc dù không gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng,… Bởi vì, ở giai đoạn nhỏ tuổi bé cần đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng để lớn lên.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa từ bé và kéo dài có thể biến chứng thành mãn tính và sau khi lớn lên trẻ sẽ gặp phải tình trạng này thường xuyên.
Các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khiến bé dễ nôn trớ. Trong lúc bú hoặc sau khi bú xong, trẻ thường sẽ trớ một lượng sữa nhỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Một số trường hợp trẻ ọc ra dịch màu bất thường như nâu, vàng, xanh rêu hoặc kèm đi ngoài phân su, chướng bụng trong 48h thì có thể trẻ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng của đường tiêu hóa như phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột,… Lúc này, nguy cơ trẻ đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng tăng cao nếu điều trị chậm trễ.
Tiêu chảy
Trung bình một ngày trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 8-10 lần hoặc ít hơn phụ thuộc vào loại sữa trẻ uống. Màu phân của trẻ thường vàng hoặc vàng sẫm, không thành khuôn, dạng sệt và nhiều nước hơn so với phân người lớn. Trẻ sẽ đi tiêu thường xuyên khi bị tiêu chảy và phân lỏng hơn bình thường.
Kéo dài tiêu chảy làm trẻ nôn trớ, mệt mỏi, bú kém và có thể chướng bụng, sốt,… Đặc biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ bị tiêu chảy làm trẻ nhanh mất nước và gây biến chứng nguy hiểm.
Táo bón
Trẻ không bú đủ sữa, mẹ thường kết hợp thêm sữa công thức dễ gây táo bón cho trẻ. Táo bón làm trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn, chậm lớn và hay nôn trớ. Trẻ phải rặn đỏ khi đi ngoài, phân khô cứng, lắt nhắt giống phân dê.
Bú kém
Trẻ sẽ bú trung bình khoảng 8-12 lần/ngày và cách nhau khoảng 2-3 giờ. Nếu so với những trẻ cùng độ tuổi, trẻ bú ít sữa hơn sẽ được đánh giá là bú kém. Kéo dài hiện trạng này làm cân nặng trẻ sụt giảm, suy dinh dưỡng và khó bắt kịp đà tăng trưởng với các bạn.
Đau bụng
Khi nuốt phải nhiều không khí trong lúc trẻ thường sẽ bị đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể do bệnh lý như đầy hơi, táo bón, thoát vị bẹn hay lồng ruột,… Đau bụng có thể xuất hiện đột ngột, theo cao và kéo dài nhiều giờ. Đồng thời, trẻ còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như co chân lên bụng, chướng bụng, nắm chặt bàn tay, đỏ, khóc hoặc tái mặt.
Mẹo phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Thiết lập chế độ phù hợp
Nhằm đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh và đủ chất, mẹ nên nấu ăn ở nhà và hạn chế đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ. Trước khi ăn, cần dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng thật kỹ và học cách ăn uống đúng giờ, điều độ.
Mẹ nên chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ như ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, rau củ quả,… Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, đẩy các chất thải ra ngoài và nạp dinh dưỡng, năng lượng.
Bên cạnh đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày nhằm giúp thức ăn loãng ra và giảm nguy cơ tắc nghẽn trong đường ruột.
Rèn thói quen ăn uống khoa học
Mẹ hãy dạy trẻ nhai kỹ thức ăn. Việc này sẽ giúp thức ăn nghiền thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng các enzyme trong nước bọt để khiến trẻ dễ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
Rèn luyện thể chất
Thói quen tập thể dụng và vận động là cách thức hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên sau khi ăn no, mẹ không nên cho con vận động mạnh nhé. Song song với đó, mẹ hãy tạo cho trẻ sự thích thú và thoải mái khi ăn, tránh gây áp lực, căng thẳng khiến trẻ ăn không ngon, ức chế quá trình tiêu hóa.
Lưu ý rằng, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi thấy rẻ có các biểu hiện bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp tự ý điều trị theo kinh nghiệm dân gian hoặc tự mua thuốc có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
Từ các thông tin trên, mẹ đã hiểu rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào rồi đúng không? Hy vọng mẹ đã nắm vững về các biểu hiện cũng như cách thức phòng ngừa để giúp bé phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu sữa bột chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Đại diện nhãn hàng UPIS và tập đoàn Danone Nutricia tới thăm keyshop khảo sát thị trường Việt Nam