6 năm đầu đời của trẻ là một trong những thời điểm quan trọng nhất bởi trong giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành cũng như phát triển mạnh mẽ về năng lực trí tuệ, hành vi, cảm xúc, cách cư xử và tác động lâu dài đến quá trình chuyển đổi sang tuổi trưởng thành. Vì thế, nếu có được những phương pháp giáo dục sớm từ ba mẹ, trẻ có thể phát huy được hết những tiềm năng, thế mạnh của mình trong tương lai cùng với việc xây dựng những phẩm chất, tính cách tốt. Dưới đây là 3 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ với nhiều ưu điểm nổi bật mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Maria Montessori là một bác sĩ người Ý. Năm 1896, bà trở thành một trong những phụ nữ đầu tiên ở Ý tốt nghiệp y khoa, với chuyên môn về y học nhi khoa. Trong suốt quá trình học tập và làm việc của mình, bà đã nghiên cứu và phát triển Phương pháp Montessori – được ứng dụng trong các gia đình và lớp học mầm non trên toàn thế giới
Phương pháp giáo dục sớm Montessori nhằm mục đích nuôi dưỡng mong muốn tự nhiên của trẻ để chúng học hỏi và hiểu về thế giới xung quanh hiểu một cách đơn giản mỗi đứa trẻ sẽ được tự do phát triển dựa trên tính sáng tạo và năng lực riêng của chính mình.
Môi trường cho phương pháp Montessori sẽ bao gồm:
– Các khu vui chơi khác nhau tập trung vào các lĩnh vực học tập khác nhau, chẳng hạn như toán, khoa học, đọc viết, kỹ năng xã hội, phát triển thể chất, v.v.
– Đồ chơi làm bằng vật liệu tự nhiên kích thích các giác quan, khuyến khích sự sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Phương pháp Montessori
2. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Phương pháp giáo dục sớm này do giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) sáng tạo và phát triển cùng với các cộng sự của mình tại Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người (The Institutes for the Achievement of Human Potential – IAHP). Hiện nay, Glenn Doman được áp dụng phổ biến ở 180 quốc gia và cũng là phương pháp giáo dục trẻ từ sớm tại nhà duy nhất trong danh sách này.
Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay phân biệt đồ vật mà nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ thông qua Flashcard hay Dot card để từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lý tư duy nhanh nhạy và chính xác hơn.
Cũng vì thế mà Glenn Doman không mang tính ép buộc trẻ phải học mà phương pháp giáo dục sớm này sẽ đánh vào chính sự tò mò, tìm tòi khám phá ở lứa tuổi này để trẻ tự học tự nhớ tự tư duy tất cả mọi thứ thông qua sự hướng dẫn đơn giản của người lớn.
Phương pháp Glenn Doman
3. Phương pháp giáo dục sớm của Nhật Bản – Shichida
Phương pháp giáo dục sớm Shichida bắt nguồn từ Nhật Bản vào năm 1958 sáng lập bởi Giáo sư Makoto Shichida (1929 – 2009). Nó bao gồm các chương trình dành cho giáo dục mầm non và giáo dục não phải cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo của bạn.
Mục đích của phương pháp Shichida là:
– Phát triển cả EQ và IQ.
– Làm sâu sắc thêm tình yêu học tập của trẻ
– Cải thiện mức độ tập trung
– Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình với trẻ
– Kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con bạn.
– Thúc đẩy tương tác xã hội và phát triển cá nhân.
– Đặt một nền tảng vững chắc cho các kỹ năng tính toán và đọc viết.
– Nâng cao kỹ năng ghi nhớ hình ảnh và khả năng tư duy phản biện
– Trang bị cho con bạn sự tự tin và kỹ năng sống để học và xử lý thông tin hiệu quả.
– Nâng cao các giác quan của trẻ để chúng trở nên trực quan, quan sát và nhận thức về thể chất tốt hơn.
Một số cách tập luyện với phương pháp Shichida tại nhà như: Flashcards não phải (thẻ nhớ Shichida), bài tập luyện mắt, bài tập hình ảnh, câu đố Mandala (tô màu nhiều hình ảnh), bài tập đọc nhanh.
4. Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia
Phương pháp Reggio Emilia bắt nguồn từ các phương pháp sư phạm và triết lý giáo dục được phát triển từ những năm 1950 ở tại thị trấn Reggio Emilia, miền Bắc nước Ý. Phương pháp giáo dục sớm này tập trung vào việc cho trẻ đặt câu hỏi về những gì chúng đã được trải nghiệm, tự suy nghĩ và đưa ra các cảm nhận, thay vì cung cấp kiến thức một chiều.
Những lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia mang lại cho trẻ dưới 6 tuổi:
– Trang bị kiến thức, gia tăng vốn từ… thông qua môi trường xung quanh.
– Rèn luyện tư duy.
– Trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề.
– Phát triển ngôn ngữ, hoàn thiện về cảm xúc
– Gia tăng sự gắn kết của trẻ với gia đình, thầy cô
Môi trường là một phần thiết yếu của phương pháp Reggio Emilia với niềm tin là nếu trẻ em được đặt trong một môi trường đẹp, với các vật liệu kích thích để làm việc, chúng sẽ có động lực để khám phá và phát triển hơn nữa. Vì vậy, gia đình cần phải chọn môi trường phù hợp (sân vườn, công viên, bãi biển…) để có thể thực hiện phương pháp này.
Phương pháp Reggio Emilia
“Dạy con từ thuở còn thơ” vì thế không bao giờ là sớm để bố mẹ thực hiện những phương pháp giáo dục cho trẻ giúp chúng phát triển toàn diện về não bộ và tính cách.
*Thông tin sưu tầm*