Trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên hiện nay số lượng trẻ thiếu hai loại vi chất này đang ngày một cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt và kẽm ở trẻ là gì? Biểu hiện nào cho thấy trẻ đang thiếu? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.
1. Nguyên nhân trẻ thiếu sắt và kẽm là gì?
Cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ thiếu sắt và kẽm phổ biến trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Vậy nguyên nhân trẻ thiếu sắt và kẽm do đâu?
– Ở 6 tháng đầu tiên, dinh dưỡng của trẻ chủ yếu bằng sữa mẹ vì thế trong vòng 4 tháng đầu trẻ ít có nguy cơ bị thiếu sắt và kẽm nhưng trong vòng 2 tháng tiếp theo lượng sắt và kẽm trong sữa mẹ lại khá thấp so với nhu cầu dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35 mg sắt còn kẽm là 2 – 3mg kẽm sau đó bắt đầu có xu hướng giảm dần. Với trẻ sinh non, sinh thiếu tháng thì ngay từ khi chào đời trẻ rất dễ thiếu 2 vi chất này bởi số lượng dự trù quá ít.
– Ở những tháng tiếp theo trẻ làm quen với chế độ ăn dặm cùng nhiều loại thực phẩm chứa sắt và kẽm nhiều hơn tuy nhiên điều này không có nghĩa trẻ sẽ không thiếu 2 loại vi chất này. Bởi tỷ lệ hấp thu từ thức ăn khá thấp sắt chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Hơn nữa, trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ tập ăn với với tinh bột trước và tập ăn các chất đạm sau với lượng nhỏ nên việc thiếu các vi chất cần thiết trong đó có sắt và kẽm là không thể tránh khỏi.
– Ngoài ra việc trẻ kém hấp thu sắt còn do hệ tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bị nhiễm giun sán.
– Mẹ bổ sung sắt và acid folic trước 3 tháng thai kỳ, trong lúc mang thai và 6 tháng sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm.
Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ
2. Biểu hiện khi trẻ thiếu sắt và kẽm
Mặc dù tồn tại trong cơ thể với hàm lượng nhỏ nhưng nếu trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ gây ra những hậu quả không chỉ về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả nhận thức, phát triển tư duy ở trẻ. Vậy nên ba mẹ cần nắm rõ những biểu hiện thiếu sắt và kẽm ở trẻ để nhận biết dễ dàng
Trẻ thiếu sắt
– Da xanh xao nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, mí mắt
– Niêm mạc nhợt nhạt
– Lưỡi bị khô, sưng, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi.
– Lông, tóc, móng xuất hiện vạch trắng, dễ khô gãy.
– Luôn trong trạng thái mệt mỏi, chậm chạp, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch, cáu gắt, chán ăn.
– Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon hay tỉnh giấc
– Chậm tăng cân và tăng chiều cao
– Xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi vận động mạnh, rối loạn tiêu hoá, giảm cân,…
– Giảm trí nhớ, kém tập trung
Biểu hiện trẻ thiếu sắt
Trẻ thiếu kẽm
– Biếng ăn, hay nôn mửa, khó ngủ, ngủ trằn trọc.
– Thể lực, trí lực giảm sút nghiêm trọng
– Rụng tóc, móng tay, móng chân yếu
– Chức năng của hệ miễn dịch có dấu hiệu suy yếu khiến các loại virus, vi khuẩn có điều kiện tấn công mạnh mẽ nhất là đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
– Suy giảm thị lực, dễ bị cận thị, rối loạn thính giác
– Có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
3. Trẻ thiếu sắt và kẽm bổ sung như thế nào?
Mẹ có thể bổ sung cho trẻ thiếu sắt và kẽm thông qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm
– Sắt: Động vật có vỏ, rau chân vịt, gan và nội tạng động vật, cây họ đậu, thịt đỏ hữu cơ, hạt bí,…..
– Kẽm: Thịt đỏ hữu cơ, động vật có vỏ, các loại đậu (đậu, đậu lăng, đậu xanh), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân), trứng, ngũ cốc nguyên hạt,….
Do tỷ lệ hấp thu từ thức ăn khá thấp nên mẹ hãy bổ sung thêm cho trẻ thiếu sắt và kẽm từ các sản phẩm sữa. Mách mẹ một số loại sữa như:
Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Bắc Nam chúng tôi là đơn vị xuất nhập khẩu và phân phối chính hãng hàng đầu Việt Nam đặc biệt là ngành sữa từ các quốc gia nổi tiếng về chất lượng hàng hóa như Úc, New Zealand, Anh, Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn……mang đến những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng trên toàn thị trường Việt Nam.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm sữa tại Bắc nam
Bổ sung sắt và kẽm cho trẻ
Tình trạng trẻ thiếu sắt và kẽm có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, ba mẹ cần quan sát các biểu hiện của con mỗi ngày và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để kịp thời bổ sung 2 nguồn vi chất quan trọng này.
*Thông tin sưu tầm*